Tại sao thế giới lại sử dụng đơn vị "Thùng dầu"?

Tại sao thế giới lại sử dụng đơn vị "Thùng dầu"?

Hát Quy

09:29 SA @ Thứ Năm - 21 tháng 2, 2019

“Thùng dầu” là gì và vì sao cả thế giới lại thống nhất dùng nó một cách phổ biến để tính sản lượng dầu mỏ?

42 gallon

Vào tháng 8 năm 1866, ở đỉnh cao của sự bùng nổ khai thác và kinh doanh dầu mỏ ở vùng Tây Bắc bang Pennsylvania, một số chủ sở hữu dầu độc lập của Mỹ đã gặp nhau tại thị trấn Titusville. Một trong những vấn đề được giải quyết tại cuộc họp này là việc thống nhất tiêu chuẩn bao bì đối với nguồn cung cấp dầu cho người tiêu dùng. Kết quả là, một khối lượng 42 gallon đã được nhất trí như một thùng dầu tiêu chuẩn.

Quay ngược trở lại, từ thời cổ đại, dầu được khai thác với số lượng nhỏ. Và lúc đó, không tồn tại bất cứ loại thùng tiêu chuẩn nào cho việc vận chuyển dầu. Ở nơi nào đó dầu được vận chuyển trong thùng gỗ, nơi khác - trong bao, túi may bằng da (trâu, bò, ngựa, dê, cừu…). Khi mà khối lượng vận chuyển và buôn bán dầu không đáng kể thì chuyện bao bì không phải là vấn đề lớn.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của sản xuất dầu trong nửa sau của thế kỷ XIX dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng các loại bao bì để chứa và vận chuyển dầu. Trong công việc vận chuyển dầu, người ta sử dụng tất cả các loại thùng có sẵn, dù chúng vốn được dành cho các mục đích khác và có nhiều kích cỡ khác nhau. Kể từ khi giá dầu được coi là thuận tiện nhất nếu được tính theo đơn vị thùng, việc sử dụng các thùng có kích cỡ khác nhau đã gây cho cả chủ hàng lẫn khách hàng một sự bất tiện vô cùng lớn. Với sự gia tăng khối lượng thương mại, việc thiếu một dụng cụ đo lường tiêu chuẩn dành cho việc cung cấp dầu dẫn đến thực tế rằng quá trình tính toán lượng dầu giao hàng ngày càng mất nhiều thời gian hơn.

Vậy tại sao thùng 42 gallon (tương đương 159 lít) trở thành tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp dầu mỏ?

Ngay từ đầu thế kỷ 18, từ thực tiễn hàng ngày ở Pennsylvania và kinh nghiệm tích lũy dẫn đến thực trạng là thùng gỗ kín 42 gallon đã trở thành thùng chứa tiêu chuẩn thực tế để vận chuyển cá, mật, xà phòng, rượu vang, dầu ăn, dầu cá voi và các hàng hóa khác.

Thùng có dung tích 42 gallon khi chứa đầy dầu sẽ có trọng lượng vừa đủ để một người khỏe mạnh có thể xử lý (vần chuyển, lăn..). Với các thùng lớn hơn, một người sẽ rất khó, thậm chí không thể, đối phó, còn sử dụng các thùng nhỏ hơn thì theo quan điểm kinh tế là không mang lại lợi nhuận như mong muốn. Ngoài ra, 20 thùng có dung tích 42 gallon được xếp đặt vừa vặn đến mức lý tưởng trên xà lan hay sàn toa xe lửa điển hình vào thời ấy.

Như vậy, việc chọn cỡ thùng 42 gallon làm tiêu chuẩn công nghiệp là một bước hợp lý và tự nhiên cho các chủ sở hữu dầu ở buổi bình minh của kỷ nguyên dầu mỏ. Năm 1872, Hiệp hội các nhà sản xuất dầu mỏ Mỹ chính thức phê chuẩn thùng 42 gallon làm tiêu chuẩn trong sản xuất, vận chuyển và kinh doanh dầu mỏ.

Ngày nay, dầu không còn được vận chuyển trong bất kỳ loại thùng nào mà được vận chuyển bằng tàu chở dầu và đường ống. Nhưng khái niệm “thùng dầu” vẫn còn tồn tại và được mặc nhiên chấp nhận như một đơn vị đo lường trong thực tiễn khai thác, vận chuyển và kinh doanh dầu trên thế giới.

"bbl" và câu chuyện về thùng dầu xanh

Tại sao chữ viết tắt "bbl" được sử dụng để chỉ một thùng (dầu)? Một câu hỏi khác cũng đã khiến nhiều người trăn trở trong một thời gian dài: tại sao từ viết tắt bbl (có hai chữ b) được dùng để chỉ thùng dầu, mặc dù chữ “thùng” (barrel) trong tiếng Anh chỉ có một chữ b?

Tồn tại một quan niệm phổ biến trong dân chúng cho rằng chữ viết tắt như vậy có nguồn gốc từ cụm từ blue barrel (thùng màu xanh). Có một thực tế là trong giai đoạn đầu hoạt động, công ty Standard Oil sơn các thùng dầu của mình bằng màu xanh dương và tuyên truyền rằng thùng màu này là một loại dấu hiệu nhận biết để bảo đảm rằng khối lượng của nó là đúng chuẩn 42 gallon.

Mặc dù phiên bản này rất phổ biến, nhưng xét trên thực tế, nó có vẻ giống như là một huyền thoại. Nếu đào sâu hơn một chút, ta có thể chắc chắn rằng chữ viết tắt bbl được sử dụng từ lâu trước khi ngành công nghiệp dầu mỏ ra đời và đương nhiên trước cả sự xuất hiện của Standard Oil với “thùng màu xanh dương” của nó. Các chứng từ tài liệu khác nhau đi kèm với việc vận chuyển hàng hóa (mật ong, rượu rum, dầu cá voi và các hàng hóa khác) đã cho thấy rằng chữ viết tắt bbl đã được sử dụng từ thế kỷ thứ mười tám.

Có những giả thuyết khác về nguồn gốc của chữ bbl viết tắt. Ví dụ, một số người tin rằng bbl được sử dụng để biểu thị số nhiều. Có nghĩa, một thùng là bl, hai thùng là bbl (viết với 2 chữ b) và theo quy tắc số học, từ 2 trở lên được coi là “nhiều”. Những người khác tin rằng chữ viết tắt bbl được sử dụng để chỉ từ "thùng" (barrel) để không nhầm lẫn với từ "kiện" (bale). Như vậy, 1 bl là một kiện, và 1 bbl là một thùng.

Đối với nhiều người, giả thuyết này có vẻ hợp lý nhất. Nhưng dù sao, đó cũng chỉ là giả thuyết, chưa được chứng minh bằng chứng cứ cụ thể có sức thuyết phục cao...

Cùng chuyên mục

Petrolimex mở trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

Petrolimex trên báo chí |  24/01/2025

PIACOM: Sản xuất kinh doanh thắng lợi, tạo đòn bẩy cho phát triển bền vững

Petrolimex trên báo chí |  16/01/2025

Petrolimex tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai, tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW

Petrolimex trên báo chí |  06/01/2025

TCT Hoá dầu Petrolimex: Đẩy mạnh tái cấu trúc và tinh gọn bộ máy trong năm 2025

Petrolimex trên báo chí |  06/01/2025

Bàn giao 100 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại huyện Khánh Vĩnh

Petrolimex trên báo chí |  27/09/2024

Petrolimex khẩn trương khắc phục thiệt hại, bảo đảm phục vụ người dân sau bão Yagi

Petrolimex trên báo chí |  09/09/2024

Sức trẻ Petrolimex nơi “cổng trời” biên giới

Petrolimex trên báo chí |  15/02/2019

Xăng giữ nguyên giá sau 3 lần điều chỉnh liên tiếp

Petrolimex trên báo chí |  15/02/2019

Tiếp tục ổn định giá các mặt hàng xăng dầu

Petrolimex trên báo chí |  15/02/2019

Đào tạo và Thi đua để sàng lọc tìm ra đội ngũ kế cận năng động, chuẩn mực

Petrolimex trên báo chí |  06/02/2019

Công ty Xăng dầu Hà Giang triển khai nhiệm vụ năm 2019

Petrolimex trên báo chí |  28/01/2019

Petrolimex phải đổi mới để giữ vững vai trò chủ đạo

Petrolimex trên báo chí |  11/02/2019

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội