Để mỗi lít dầu đến với người tiêu dùng được an toàn là biết bao công sức
TCCT- Tiếp xúc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), chúng tôi luôn thấy một khí thế hăng say thi đua lao động sản xuất. Không chỉ ở các đơn vị thành viên với những người lao động bình dị, mà lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn cũng “miệng nói tay làm”.
Ông Vương Thái Dũng trả lời phỏng vấn các nhà báo
Tạp chí Công Thương xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc gương mặt doanh nhân Vương Thái Dũng - Ủy viên (UV) Thường vụ Đảng ủy, UV Hội đồng quản trị (HĐQT), Phó tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn).
Ông là Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật và nội chính. Mảng nội chính việc nhiều như “bận con mọn”. Còn mảng kỹ thuật thì Tập đoàn đang đẩy mạnh đầu tư theo chiều sâu, bên cạnh việc chú trọng đầu tư theo chiều rộng.
Mảng kỹ thuật nhìn vậy nhưng cũng nhiều đầu việc chẳng kém gì mảng nội chính. Nào là đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển, khoa học công nghệ (KHCN), an toàn phòng chống cháy nổ (PCCN), an toàn môi trường (ATMT), thực hành tiết kiệm trong tồn chứa và lưu thông xăng dầu,… Ông Vương Thái Dũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Kỹ thuật của Tập đoàn.
Cuộc sống luôn đặt ra các vấn đề và ông Vương Thái Dũng là người luôn trăn trở về những việc đó. Không chỉ hô hào anh em làm, mà bản thân ông cũng là chủ nhiệm của 1 sáng kiến giá trị và 1 giải pháp hữu ích thiết thực; đem lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp.
Chủ nhiệm sáng kiến giá trị: Thiết bị tiếp địa chống tĩnh điện bằng nam châm vĩnh cửu
Sáng kiến “Thiết kế, chế tạo thiết bị tiếp địa chống tĩnh điện dạng nam châm vĩnh cửu cho các phương tiện vận tải áp dụng tại các bến xuất và cửa hàng xăng dầu Petrolimex” mà ông Vương Thái Dũng là chủ nhiệm đề tài (PV: chủ ý tưởng và chủ trì hoàn thiện đề tài) đã được ứng dụng tại các đơn vị thành viên miền Nam và miền Trung, đang ứng dụng tại miền Bắc dự kiến đến ngày 31.5.2015 sẽ hoàn thành đồng bộ trên phạm vi cả nước.
Điểm nổi bật của sáng kiến này là sản xuất trong nước, thay thế hàng nhập khẩu và hình thành quy trình chuẩn cho công tác an toàn khi nhập xuất xăng dầu của phương tiện vận tải (PTVT) xăng dầu tại các bến xuất và tại các cửa hàng xăng dầu (CHXD).
Giá trị mang lại của sáng kiến ước tính là 93 tỷ đồng so với hàng nhập khẩu và chỉ tính với phạm vi ứng dụng tại Petrolimex với số lượng 3.000 bộ cho hơn 2.300 CHXD và các bến xuất của Petrolimex.
Xăng dầu có đặc điểm là hình thành và tích tụ tĩnh điện trong quá trình nhập xuất từ bến xuất vào PTVT và từ PTVT xuống bể chứa tại CHXD. Tĩnh điện này có nguy cơ gây phóng điện tạo cháy nổ, làm mất an toàn cho con người và tài sản.
Trước khi có sáng kiến của ông Vương Thái Dũng, để “tiêu tán tĩnh điện” anh em các đơn vị tự chế các thiết bị để kẹp vào PTVT, nơi có tiền thì mua thiết bị nhập khẩu. Tóm lại là nó chưa có quy chuẩn về thiết bị và quy trình; vì thế, thiết bị mẫu mã mỗi nơi một khác; sử dụng thiết bị thì không chắc chắn, có nơi kẹp không đúng vị trí cần kẹp nên không có tác dụng tán điện. Nguy cơ cháy nỗ vẫn có thể xảy ra.
Giải pháp mới khắc phục được tất cả các nhược điểm trên, lại sản xuất trong nước, nên chủ động và thuận tiện, giá thành chỉ có 5.000.000 đồng/bộ sản phẩm - thấp hơn 3 lần so với sản phẩm nhập khẩu 15.000.000 đồng/bộ sản phẩm có cùng chất lượng.
Chủ nhiệm giải pháp hữu ích: Hệ thống chữa cháy cố định, bán tự động tại cửa hàng xăng dầu
Giải pháp này đã được Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu hộ cứu nạn (PCCC & CNCH) Bộ Công an chấp thuận cho phép áp dụng và Petrolimex đang lắp đặt thử nghiệm tại CHXD của mình ở TP. Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội.
Giải pháp hữu ích này mở ra một hướng hoàn toàn mới, có tính vượt trội trong công tác PCCC. Hệ thống có khả năng phát hiện sớm và chủ động chữa cháy cho CHXD. Điều này là đặc biệt quan trọng tại các CHXD ở những vị trí đông khách hàng vào mua, gần khu dân cư tại các trung tâm tỉnh/thành phố; nhất là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Giải pháp này sẽ tích hợp đồng bộ với một mô hình mới của CHXD, đó là khách hàng tự phục vụ, tự bơm xăng vào phương tiện của mình.
Ứng dụng giải pháp sẽ bảo đảm an toàn cho khách hàng vào mua xăng dầu, cho nhân viên bán hàng, cho tài sản (tiền, hàng, cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ,… tại CHXD) và như vậy góp phần bảo đảm an toàn sản xuất, an ninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trường.
Giá trị của giải pháp khó có thể tính thành tiền, nhưng rõ ràng đó là một việc nên làm, cần làm mà Petrolimex là người tiên phong cùng với việc ứng dụng Phần mềm quản lý xăng dầu (Egas) tích hợp với Giải pháp quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các CHXD văn minh, hiện đại, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp và góp phần minh bạch xăng dầu - ông Vương Thái Dũng cho biết.
Với sức chứa 1,8 triệu m3 kho bể xăng dầu, mỗi năm, Petrolimex nhập 9-10 triệu m3/tấn xăng dầu các loại phục vụ sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sang Lào, Campuchia.
Địa bàn kinh doanh của Petrolimex trải đều rộng khắp cả nước, từ thành thị trọng điểm kinh tế, đến vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn mà ngoài Petrolimex ra chẳng có doanh nghiệp nào lên trên đó.
Về vận tải xăng dầu, Petrolimex có đủ các hình thức: Đường bộ, đường sắt, đường ống, đường sông, đường biển và ven biển, vận tải viễn dương.
Để bảo đảm an toàn xăng dầu với quy mô và hành trình như vậy, hàng năm, Petrolimex đã dành từ 6,5-7% tổng kinh phí đầu tư dành cho công tác an toàn PCCN và BVMT, như: Đầu tư trang thiết bị công nghệ và vật tư chữa cháy, phao quây chống dầu tràn, đầu kéo phao quây, chống ăn mòn đường ống, lắp đặt mái phao bể trụ đứng chống bay hơi tự nhiên của xăng dầu, sơn phản nhiệt, xử lý nước thải bằng công nghệ vi sinh, đào tạo huấn luyện... ứng dụng KHCN và tự động hóa, bán tự động để vừa SX-KD an toàn, vừa nâng cao năng suất lao động, thực hành tiết kiệm (đặc biệt là tiết giảm hao hụt do bay hơi tự nhiên) để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.
Với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Petrolimex đã chế tạo, thử nghiệm thành công bể chứa 2 lớp SF theo công nghệ Nhật Bản. Dự án thành công sẽ được ứng dụng trên phạm vi toàn quốc cho các CHXD theo quy chuẩn kỹ thuật mới, nâng hệ số an toàn lên cao nhất có thể.
Chủ động trong công tác an toàn nhưng Petrolimex vẫn không quên sự phối kết hợp với hệ thống chuyên nghiệp của Trung ương và các địa phương: Cục C66 & các phòng PC66, Ủy ban Quốc gia về Tìm kiếm cứu nạn để vừa tăng cường an toàn cho mình, vừa sử dụng trang thiết bị và nguồn lực của mình cùng với các lực lượng chức năng tham gia ứng cứu, chữa cháy cho các doanh nghiệp khác và ngoài xã hội.
“Là doanh nghiệp có bề dày lịch sử gần 60 năm trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn xăng dầu. Nhưng chỉ kinh nghiệm thôi là chưa đủ. Để an toàn cần phải có thiết bị, KHCN tiên tiến, hiện đại. Và đầu tư cho an toàn xăng dầu là việc làm rất cần thiết cho chính doanh nghiệp và cho cả xã hội. An toàn là yếu tố quan trọng đầu tiên trước khi nói về các công việc khác, trước khi nói về hiệu quả kinh doanh” - ông Vương Thái Dũng chia sẻ.
Trong công việc, ông Vương Thái Dũng luôn coi trọng con người. Ông thích hát "Bài ca xây dựng". Ông biết khơi dậy niềm đam mê lao động sáng tạo của đội ngũ CBCNV-NLĐ. Nhiều sáng kiến, giải pháp hữu ích được hình thành, nghiệm thu, áp dụng, đem lại các hiệu quả thiết thực đã bắt đầu từ tình yêu nghề nghiệp và trách nhiệm với doanh nghiệp, được xuất hiện từ các đơn vị thành viên ngay trong phong trào thi đua lao động sản xuất chào đón các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2015, Hội nghị điển hình tiên tiến Petrolimex và hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (12.01.1956 - 12.01.2016).
Ở vị trí nào cũng sẵn sàng, gương mẫu hoàn thành nhiệm vụ
Ở vị trí công việc nào, ông Vương Thái Dũng cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được phân công trong ban lãnh đạo Petrolimex.
Tôi gọi ông là “Con người đa năng” bởi cái tác phong gần gũi, cởi mở, thẳng thắn và thân thiện với “cánh nhà báo chúng tôi” khi ông còn làm Người phát ngôn Petrolimex.
Giờ đây, 2 vai 2 gánh nội chính và kỹ thuật, ông đều hoàn thành. Bên cạnh đó, ông vẫn tích cực tham gia các công tác xã hội từ thiện (XHTT), an sinh xã hội (ASXH). Ví như, chương trình30acủa Chính phủ tạiĐồng Vănđã trở thành một điểm sáng được các cấp ủy Đảng, lãnh đạo, cùng đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang, huyệnĐồng Vănghi nhận đánh giá rất cao bởi tính thiết thực, bền vững và hiệu quả của các chương trình. Ông vui khi thấy mình là một “mắt xích” tích cực trong việc hiện thực hóa chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước tại một miền quê đẹp đẽ mà còn nhiều khó khăn.
Khi viết bài này về ông Vương Thái Dũng, lòng tôi lâng lâng vui và thầm cảm ơn chị Tổng biên tập đã giao nhiệm vụ làm phóng viên chuyên quản mảng Xăng dầu.
Tôi đã được đi nhiều nơi, được dự nhiều sự kiện, đượctâm tìnhvới Người lao động Petrolimex. Ở Petrolimex, mọi người đều bình dị và đam mê. Cái đam mê lạc quan của Người lính xăng dầu. Và, họ rất đỗi tự hào. 60 năm qua,cái chất của họvẫn vậy!
Kết thúc bài viết này, tôi muốn dùng lại một câu đã đăng tại bài “Chất lính & tính chuyên nghiệp”: “Hóa ra, kinh doanh xăng dầu không đơn giản chỉ có đổ vào, múc ra, rồi thu tiền của khách như một vài người đã phát biểu với báo chí. Để mỗi lít dầu đến với người tiêu dùng được an toàn là biết bao công sức”.
Đúng vậy, để mỗi lít dầu đến với người tiêu dùng được an toàn là biết bao công sức, công sức của rất nhiều người mà ông Vương Thái Dũng là một gương mặt điển hình trong số 27.000 CBCNV-NLĐ Petrolimexđang ngày đêm miệt mài lao động sản xuấttrên khắpmọi miền của Tổ quốc.
Ông Vương Thái Dũng và các em học sinh dân tộc Vân Kiều - Trường Tiểu học & THCS xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa - tỉnh Quảng Trị) tại buổiLễ trao tặng Phòng học vi tính gồm 15 máy vi tính nối mạng internet, ngày 25.11.2014.
Tháng Tư lịch sử, trời Hà Nội nắng đẹp, gió heo may. Những dòng người hối hả, nét mặt tươi vui của Ngày toàn thắng - Ngày giải phóng mền Nam, thống nhất đất nước. Những chiếc xe bồn đang hối hả “cõng chữ P lên ngàn”...
Các thành tích của ông Vương Thái Dũng đã được ghi nhận trong giai đoạn 2009-2014: Chiến sĩ thi đua cơ sở (2009-2014), Chiến sĩ thi đua Bộ Công Thương (2009, 2013); Huân chương Lao động hạng Ba (2011), Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2013), Bằng khen của Bộ Công an (2011). |