Dầu nhờn Petrolimex “tấn công” thị trường Tây Nguyên - Kỳ 1
Bốn tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lak, Đăk Nông không phải là thị trường sôi động, nhu cầu tiêu dùng còn thấp, nhưng bằng nhiều kinh nghiệm tiếp cận thị trường, Công ty Xăng dầu Bắc Tây Nguyên (Petrolimex Bắc Tây Nguyên) và Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên (Petrolimex Nam Tây Nguyên) đã từng bước mở rộng thị trường dầu nhờn Petrolimex tại đây.
Các sản phẩm dầu nhờn Petrolimex tại Tây Nguyên
CôngThương- Kỳ 1: Petrolimex Nam Tây Nguyên- Top đầu bán dầu nhờn
Tiếp xúc với chúng tôi, ông Phạm Đình Nguyên- Phó Giám đốc Petrolimex Nam Tây Nguyên- nói đến chuyện kinh doanh dầu nhờn khá giản dị: “Kinh doanh dầu nhờn Petrolimex và các sản phẩm ngoài xăng dầu chỉ chiếm tỷ trọng thấp nhưng là một mảng quan trọng, chúng tôi là một trong những công ty xăng dầu cấp tỉnh dẫn đầu khai thác tốt kinh doanh này”.
Cũng giống như các công ty xăng dầu Petrolimex, ngoài lĩnh vực chính là kinh doanh xăng dầu sáng, công ty còn kinh doanh các sản phẩm trong hệ thống Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, đó là dầu mỡ nhờn, sản phẩm hóa dầu, bảo hiểm, khí gas… Thường thì các sản phẩm này được bán tại các cửa hàng xăng dầu thuộc hệ thống Petrolimex. Nhưng do dịch vụ tại các cửa hàng chưa phát triển nên sản lượng bán hàng năm rất thấp.
Chính nhờ sự năng động trong tiếp cận thị trường, sản lượng bán dầu nhờn của Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên tăng dần. Năm 2011 đạt 1.140 m3, năm 2012 trên 1.000 m3. |
Trước tình hình đó, tập thể lãnh đạo Petrolimex Nam Tây Nguyên đã xây dựng nhiều chính sách với mục đích nâng cao sản lượng bán các sản phẩm ngoài xăng dầu, trong đó có dầu nhờn Petrolimex (sản phẩm của Công ty CP Hóa dầu Petrolimex-PLC). Đó là chính sách phát triển hệ thống khách hàng, quản lý theo tiêu chuẩn ISO để xây dựng tiêu chí những khách hàng gắn kết bền vững; chính sách khuyến mại, tạo điều kiện cho các đại lý bán hàng thuận lợi… Đồng thời công ty giao kế hoạch cho các đơn vị bán hàng, thông qua việc tổ chức bán hàng, tiếp thị.
Đội ngũ cán bộ kinh doanh cũng rất năng động trong tiếp thị, tìm đến cả những đại lý bán dầu nhờn cho nhiều hãng khác, đưa sản phẩm cho họ bán thử. Sau một thời gian, nhiều đại lý bán dầu nhờn thấy chính sách của công ty ổn định và có điều kiện cho họ phát triển, đặc biệt chất lượng dầu nhờn Petrolimex tốt nên tạo được uy tín, lòng tin đối với khách hàng. Về phía nhân viên các cửa hàng xăng dầu cũng năng động “bám vào” các điểm rửa xe, sửa xe, len lỏi tới các huyện vùng sâu, vùng xa nơi có chợ, trung tâm thương mại huyện…
Từ đó thương hiệu dầu nhờn Petrolimex dần lan tỏa trên thị trường hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, hệ thống đại lý bán dầu nhờn của Petrolimex Nam Tây Nguyên ngày một phát triển. Chính nhờ sự tiếp cận thị trường đó, sản lượng bán dầu nhờn của công ty tăng dần. Năm 2011đạt 1.140 m3, năm 2012 cũng trên 1.000 m3.
Tuy nhiên, nhu cầu dầu nhờn lon tăng trưởng khá ổn định nên sản lượng tiêu thụ tăng dần, còn nhu cầu dầu nhờn đóng phuy- sử dụng trong các công trình, dự án lớn- những năm trước còn lớn nhưng từ năm 2012 do kinh tế khó khăn, các dự án trên địa bàn giảm hẳn nên sản lượng bán rất thấp. Hiện công ty đang triển khai bán dầu nhờn tại các đại lý xăng dầu của mình nhưng kết quả chưa mong muốn.
Ngoài kinh doanh dầu nhờn Petrolimex, năm 2012 sản lượng bán ra mặt hàng gas Petrolimex của Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên đạt 452 tấn, đạt 171% kế hoạh; tăng gần gấp đôi so với năm 2011; doanh thu bảo hiểm Pjico đạt 608,8 triệu đồng.
Kỳ II: Petrolimex Bắc Tây Nguyên: Mục tiêu tiếp cận cơ chế thị trường