Bắt đầu cơ chế thị trường chưa?

09:10 SA @ Thứ Sáu - 12 Tháng Sáu, 2009

Thứ Năm, 11/06/2009, 09:33

TP - Giá xăng, dầu diesel và dầu hỏa đã bất ngờ tăng thêm 1.000 đồng/lít vào lúc 10 giờ sáng qua (10/6), gây tâm trạng lo lắng. Không lo sao được khi xăng dầu là nguồn nguyên liệu đầu vào của vô số mặt hàng.

Giá xăng tăng cũng có nghĩa mỗi lần đi xe máy, ô tô hay taxi người ta phải móc túi trả thêm chi phí, còn giá dầu diesel lên cũng đồng nghĩa nhà xe sẽ thu thêm cước vận tải của hành khách.

Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn tàu thuyền ra khơi, các hộ nông dân sử dụng máy tưới tiêu bơm nước sẽ phải gánh thêm một khoản chênh không nhỏ từ phí xăng dầu.

Còn nhớ ngày 4/6, liên bộ Tài chính- Công thương ra văn bản không chấp thuận việc đề nghị tăng giá thêm 500 đồng/lít của sáu doanh nghiệp đầu mối kinh doanh nhất loạt đệ trình.

Không những thế, cơ quan quản lý còn trấn an dân thông qua yêu cầu các doanh nghiệp này tiếp tục giữ ổn định giá bán thêm một thời gian để nghe ngóng diễn biến của thị trường.

Bên hành lang quốc hội ngày 9/6, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định: “Điều hành xăng dầu không phải là mỗi một ngày thế giới tăng giá là điều chỉnh ngay mà phải tính bình quân 20-30 ngày. Khi đã lùi hết cỡ rồi thì mới phải điều chỉnh tăng”.

Câu hỏi đặt ra ở đây là sao lúc doanh nghiệp đề nghị tăng 500 đồng/lít thì liên bộ không đồng ý, để rồi chỉ thêm vài ngày sau, như lời ông Cục trưởng Cục Quản lý Giá Nguyễn Tiến Thỏa nói: “Chúng tôi đã áp dụng phương án giảm thuế, chưa trích quỹ bình ổn giá xăng dầu để hỗ trợ giảm lỗ cho doanh nghiệp nên phải tăng”.

Tuy nhiên, tình trạng lỗ vẫn tiếp diễn, quá sức chịu đựng của doanh nghiệp”. Về lý do tăng tới 1.000 đồng/lít so với Thông tư 56 trước đó chỉ quy định mỗi lần tăng không quá 500 đồng/lít theo ông Thỏa là bởi quy định đó chỉ áp dụng trong trường hợp có quỹ bình ổn, còn hiện tại quỹ mới chỉ vẻn vẹn có 80 tỷ đồng, chưa làm được vai trò hỗ trợ.

Chuyện tăng giá xăng dầu và hiệu ứng quân cờ domino làm biến động tăng giá đầu vào của các ngành sản xuất, nói mãi cũng nhàm. Vấn đề cần mổ xẻ ở đây chính là tại sao trong mỗi lần điều chỉnh giá, cả người dân và doanh nghiệp đều kêu chưa thỏa đáng.

Công luận thì bức xúc vì giá tăng nhanh và mạnh, cơ quan quản lý thì than phiền phải đau đầu tính toán cân đối mọi thứ từ thuế, giá vốn tới quyền lợi người tiêu dùng; còn doanh nghiệp dù được tăng cũng chẳng mấy vui vẻ gì. Một số doanh nghiệp vẫn thiệt hơn 1.000 đồng/lít”.

Xăng dầu là mặt hàng phụ thuộc nhiều vào giá thế giới, cần cách điều hành hợp lý. Ngày 16/9/2008, Chính phủ đã quyết định chuyển toàn bộ hoạt động kinh doanh xăng dầu vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý giám sát của nhà nước.

Gần một năm thực hiện, vấn đề này đã thực sự làm được hay chưa? Thiết nghĩ đã đến lúc cần có sự tổng kết, đánh giá lại nghiêm túc.

K.H

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội