Vai trò của cấp ủy trong công tác tái cơ cấu doanh nghiệp
Bí thư Chi bộ Ban Chiến lược & Đầu tư Nguyễn Quang Dũng trình bày tham luận tại Đại hội
Phát huy vai trò tiên phong của Cấp ủy, Ban Thường vụ
Trong quá trình tái cơ cấu, Đảng ủy TĐ đã cơ bản làm tốt công tác tư tưởng, công tác dân vận để tạo sự đồng thuận, thống nhất cao từ chủ trương đến tổ chức thực hiện, tạo sức mạnh tổng hợp giữa lãnh đạo doanh nghiệp với tổ chức Đảng để tái cơ cấu, cổ phần hóa thành công. Đảng ủy - Hội đồng quản trị Tập đoàn đã đoàn kết thống nhất cao, phát huy tư tưởng tập thể, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp đúng, vừa giải quyết tính cấp bách, trước mắt, vừa đáp ứng tính cơ bản, lâu dài. Đây thực sự là động lực, là đầu tầu đưa Petrolimex vượt qua những giai đoạn khó khăn, đạt được những kết quả nhất định đến ngày hôm nay”. Thực tế cho thấy ở đâu tổ chức Đảng mạnh thì ở đó có sự khác biệt và điều này đúng với mọi doanh nghiệp, không chỉ riêng tại Petrolimex.
Công tác cán bộ là cái gốc của mọi thành quả
Xác định tầm quan trọng của việc lựa chọn nhân sự đúng người đúng việc, Đảng bộ Tập đoàn chú trọng việc đánh giá, lựa chọn, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ có năng lực, đúng vị trí, phù hợp với yêu cầu công việc, thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát huy năng lực, nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ; tăng cường phân cấp, phân quyền cho các đơn vị để tăng tính chủ động trong quản lý nghiệp vụ, chuyên môn.
Đề ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể, với kế hoạch toàn diện có lộ trình chi tiết kèm theo trách nhiệm của các doanh nghiệp, bộ phận có liên quan
Đây là bài học kinh nghiệm không mới trong tái cơ cấu doanh nghiệp, nhưng không phải lúc nào cũng được chú trọng thích đáng trong tổ chức thực hiện. Đây cũng là khâu quyết định đến tiến độ thực hiện tái cơ cấu sau khi phương án tổng thể đã được phê duyệt. Sở dĩ nội dung cổ phần hóa, hình thành tập đoàn đa sở hữu, tái cơ cấu ngân hàng PGBank .. diễn ra tương đối nhanh là nhờ mục tiêu được hoạch định rõ ràng cụ thể ngay từ giai đoạn đầu của dự án.
Lựa chọn điểm đột phá để tiến hành tái cấu trúc là rất quan trọng, tạo tiền đề chuyển biến cho cả hệ thống
Vận dụng bài học này vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn là một trong những luận cứ để Petrolimex quyết định lựa chọn cổ đông chiến lược thông qua phát hành tăng vốn, một mặt thực hiện chỉ đạo giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước về mức quy định, mặt khác, đây chính là điểm đột phá khi có cổ đông chiến lược nước ngoài tham gia vào quản trị doanh nghiệp sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc không chỉ kinh doanh xăng dầu mà còn lan tỏa sang các lĩnh vực kinh doanh chính khác. Điều này cũng góp phần tạo tiền đề để giải bài toán tái cơ cấu lĩnh vực cơ khí – xây lắp, lĩnh vực vận tải bộ .. đang được đặt ra đối với Đảng ủy và Lãnh đạo Tập đoàn.
Định kỳ đánh giá lại tổng thể hoạt động của toàn Tập đoàn và môi trường kinh doanh
Mặc dù công tác này cũng đã được triển khai trong thời gian trước đây, nhưng chỉ dừng ở từng bộ phận, từng lĩnh vực, chưa mang tính tổng thể, chưa chuẩn hóa phương pháp. Thực tế quá trình đàm phán với đối tác chiến lược tiềm năng thời gian qua cho thấy đây là việc hết sức cần thiết, có thể coi là những đợt “khám sức khỏe định kỳ” đối với hệ thống Petrolimex. Các “bác sỹ” có thể đến từ đội ngũ lãnh đạo kinh nghiệm ở Tập đoàn và các Công ty thành viên, hoặc từ các tổ chức tư vấn độc lập có uy tín, để từ đó đưa ra những đánh giá, những khuyến cáo là tiền đề cho Đảng ủy, Hội đồng quản trị đề ra chủ trương, quyết sách phù hợp, thích ứng tốt nhất với những thay đổi trong môi trường kinh doanh, giảm thiểu rủi ro đến hiệu quả hoạt động của Petrolimex.
Kế hoạch 5 năm 2016-2020 tiếp tục đặt ra một số nhiệm vụ trọng tâm cho công tác tái cơ cấu Tập đoàn, trong đó phải kể đến việc hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 13.500-14.000 tỷ thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài, xây dựng lộ trình và phương án tăng vốn lên 20.000 tỷ, tái cơ cấu khối kinh doanh xăng dầu, khối cơ khí xây lắp, định hình dự án Nhà máy lọc dầu Nam Vân Phong, xem xét phương án đa sở hữu hóa Tổng công ty Vận tải thủy ….
Kết luận số 50-KL/TW, ngày 29.10.2012, Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa XI về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” [4] nhấn mạnh định hướng (i) Thoái vốn: “sớm chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ngoài ngành và hoàn thành việc thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có dưới 50% vốn nhà nước”, (ii) Quản trị tiên tiến: “áp dụng chế độ quản trị tiên tiến phù hợp với kinh tế thị trường và thực hiện chế độ kiểm toán, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch trên cơ sở mở rộng diện niêm yết trên thị trường chứng khoán”; (iii) Minh bạchchức năng điều tiết chính sách: “chức năng hỗ trợ điều tiết vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội của doanh nghiệp phải được đổi mới và thay thế bằng cơ chế đặt hàng của Nhà nước, được hạch toán theo cơ chế thị trường”. |
Xem toàn văn tham luận:Tại đây