"/>"/>

Lựa chọn phương án giá xăng dầu: Tránh giật cục, gây "sốc"

Xuân Quảng

07:54 SA @ Thứ Sáu - 10 Tháng Sáu, 2011

18:07:45 09/06/2011 (GMT+7)

Trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới liên tục biến động, người tiêu dùng trong nước vẫn chưa quen với việc điều chỉnh tăng- giảm, công tác điều hành xăng dầu cần thiết phải đảm bảo ổn định được trong một khoảng thời gian nhất định, tránh giật cục, gây "sốc".

CôngThương - Ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương, Tổ phó tổ giám sát giá xăng dầu Liên bộ Tài chính- Công Thương đã cho biết thông tin xung quanh công tác điều hành giá xăng dầu và câu chuyện lỗ lãi của các doanh nghiệp đầu mối hiện nay.

Theo tính toán, trong 30 ngày vừa qua, giá dầu thế giới giảm đáng kể, giao dịch trên dưới 129 USD/thùng dầu thành phẩm và 119,2 USD/thùng xăng thành phẩm. Tuy nhiên, từ chiều ngày 8/6, giá xăng dầu lại có diễn biến "nóng" trở lại.

Từ thực tế này, ông An cho rằng, việc lỗ kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp trong nước là có thật, nguyên do là giá xăng dầu trong nước bị kìm quá lâu và không được điều chỉnh trong một thời gian dài, thậm chí sau khi tăng giá ngày 29/3, các doanh nghiệp xăng dầu trong nước vẫn lỗ nặng. Cộng dồn từ đầu năm có doanh nghiệp đã lỗ cả nghìn tỷ đồng.

Giá xăng dầu chỉ mới bắt đầu hạ nhiệt trong vài ngày gần đây, nếu chỉ trông chờ vào mức lãi này thôi thì không thể nào bù đắp được các khoản lỗ trước kia.

Hiện nay, mặt hàng có lãi nhiều nhất là dầu diesel (khoảng từ 500- 900 đồng/lít, tùy thời điểm nhập về của doanh nghiệp), còn xăng chỉ lãi trên 100 đồng mỗi lít nên các doanh nghiệp phải tranh thủ nhập về để bán và bù chéo cho những mặt hàng khác đang còn lỗ.

"Nếu giảm giá ngay sẽ gây bất lợi vì giá xăng dầu thế giới đang có xu hướng 'nóng' trở lại, vì thế, trong các phương án thì cơ quan quản lý đang nghiêng về phương án tăng thuế và trích quỹ bình ổn, phòng trường hợp giá thế giới quay đầu tăng còn có khoản để bù đắp"- ông An phân tích.

Điều này, theo giải thích của ông An, không có nghĩa là các cơ quan nhà nước nghiêng về doanh nghiệp mà không bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bởi trong câu chuyện này, cần phải hiểu là việc điều hành phải giữ được tính ổn định và "tránh giật cục."

"Trước đây, giá xăng dầu trong nước còn thấp hơn các nước lân cận từ 4.000 đến 5.000 đồng/lít nhưng để bình ổn thị trường, các doanh nghiệp đã không nâng giá bán"- ông An nói tiếp.

Và những lúc khó khăn như vậy, nhiều đầu mối xăng dầu đã chịu những khoản lỗ rất lớn để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng. Nay giá xăng dầu thế giới mới chỉ hạ nhiệt đôi chút, doanh nghiệp cũng cần có khoản để dự phòng.

Trong Nghị định 84/2009/NĐ-CP về điều hành xăng dầu cũng quy định, Nhà nước sẽ không bù lỗ xăng dầu, do vậy doanh nghiệp khi kinh doanh cũng phải có lợi nhuận thì mới tồn tại được. "Nếu họ vừa có lãi đã siết lại thì lúc khó khăn liệu có doanh nghiệp nào dám đứng ra để bình ổn thị trường trong nước?"- ông An nhấn mạnh.

Thực tế thời gian qua đã cho thấy một bài học kinh nghiệm về việc điều hành sao cho linh hoạt và ổn định thị trường. Đã có lúc nhiều doanh nghiệp vì lỗ mà không nhập hàng về để bán, gây ra nhiều bức xúc trong xã hội. Trong khi đó, việc dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa thực sự chuẩn xác, chưa tính hết được nhu cầu hàng năm phải tiêu thụ bao nhiêu xăng cho tiêu dùng và bao nhiều dầu diesel cho sản xuất... để chia đều cho các doanh nghiệp.

Điều này đã dẫn tới chuyện doanh nghiệp thấy lỗ mặt hàng nào thì lập tức sẽ hạn chế nhập mặt hàng đó và tăng mua những mặt hàng khác ít lỗ hơn, như vậy đương nhiên gánh nặng bình ổn thị trường dồn lên các doanh nghiệp chủ chốt.

Thị trường thì mỗi ngày một giá, trong khi người dân vẫn chưa quen với việc nay lên, mai xuống của thị trường này. Chính vì vậy, để tránh gây "sốc," cần có những chính sách dài hạn, tránh lặp lại kịch bản cũ là chưa kịp giảm giá thì đã lo tăng trở lại, thậm chí mức giảm không đáng bao nhiêu nhưng khi tăng thì lại quá lớn.

"Việc tăng thuế và cho doanh nghiệp trích lập quỹ bình ổn giá thực chất là để giúp bình ổn thị trường trong những lúc giá cả biến động thất thường, điều này cũng một phần giảm bớt gánh nặng do các khoản lỗ từ trước mà doanh nghiệp phải chịu"- ông An nói.

Xuân Quảng

Cùng chuyên mục

Bàn giao 100 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại huyện Khánh Vĩnh

Petrolimex trên báo chí |  27/09/2024

Petrolimex khẩn trương khắc phục thiệt hại, bảo đảm phục vụ người dân sau bão Yagi

Petrolimex trên báo chí |  09/09/2024

Khen thưởng đột xuất 4 nhân viên kịp thời chữa cháy

Petrolimex trên báo chí |  02/08/2024

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Báo Tuyên Quang viếng các Anh hùng liệt sỹ Mặt trận Vị Xuyên

Petrolimex trên báo chí |  23/07/2024

Thành lập Công ty Xăng dầu Bình Thuận

Petrolimex trên báo chí |  16/07/2024

6 tháng đầu năm 2024, Công ty TNHH MTV Xăng dầu An Giang nộp ngân sách trên 109 tỷ đồng

Petrolimex trên báo chí |  10/07/2024

Petrolimex: Nửa thế kỷ phát triển và hội nhập

Petrolimex trên báo chí |  12/01/2006

OPEC tiếp tục duy trì hạn ngạch sản xuất dầu thô

Petrolimex trên báo chí |  09/06/2011

Petrolimex sẽ chuyển đổi thành Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Petrolimex trên báo chí |  02/06/2011

Cổ phần hóa và cơ cấu lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam

Petrolimex trên báo chí |  02/06/2011

Xăng dầu luôn là “điểm nóng” của quản lý thị trường

Petrolimex trên báo chí |  20/05/2011

Nhà máy Thíết bị điện tử Xăng dầu: Nơi cung cấp 100% cột bơm xăng dầu cho Petrolimex

Petrolimex trên báo chí |  18/05/2011

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội