Bình ổn giá: Những câu hỏi chưa có lời giải (Phần I)

10:03 SA @ Thứ Tư - 29 Tháng Mười Hai, 2010

Cập nhật: 10:53:00 27/12/2010

Để bình ổn thị trường, giá than bán cho sản xuất điện, xi măng, giấy, phân bón chưa được phép tăng.

Năm 2010, ngay từ đầu quý 1, các DNNN đầu tàu đã phải “gồng mình” chịu lỗ để giữ giá. Tuy nhiên, CPI cả năm vẫn vọt lên 2 con số. Liệu kịch bản giữ giá có tiếp diễn ở những năm sau? Đó là nỗi ám ảnh của nhiều DNNN.

CôngThương -Khi các “ông lớn” phải khóc

Năm nào cũng vậy, khi lạm phát có xu hướng tăng cao, Chính phủ thường có các văn bản chỉ đạo về việc kìm giữ giá cả. Các DN “anh cả” như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) sẽ được giao trách nhiệm triển khai các biện pháp giữ giá đầu tiên.

Gần đây, TKV lại có văn bản tiếp tục đề xuất tăng giá bán than cho 4 hộ tiêu thụ lớn là điện, xi măng, giấy, phân bón từ năm 2011. Lý do đưa ra là, giá bán than cho ngành điện hiện nay chỉ bằng 55-60% giá bán cho các hộ khác trong nước và bằng 36-40% giá than xuất khẩu cùng chất lượng. Giá bán than cho các hộ xi măng, giấy, phân bón cũng chỉ bằng 60-62% so với giá than xuất khẩu và bằng khoảng 80% giá bán vào các hộ khác trong nước cùng chủng loại. Với lý do bình ổn thị trường nên nhiều tháng qua TKV tiếp tục phải giữ giá đến hết quý I/2011. Trong khi đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) đang lên tiếng phản đối, họ cho rằng, nếu giá than tăng thì cũng sẽ tính toán để điều chỉnh giá điện và xi măng. Trên bình diện kinh doanh, TKV buộc phải tăng việc xuất khẩu than (mà xuất khẩu tài nguyên là việc không được khuyến khích) và bán cho các hộ tiêu dùng khác để bù vào khoản lỗ bán than cho các hộ lớn trong nước.

Ở một góc độ khác, theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2010, EVN đã lỗ khoảng 6.500 tỷ đồng do thủy điện thiếu hụt nên phải chạy bằng dầu FO và DO cho nhiệt điện mà không được phép tăng giá điện. Ông Đặng Hoàng An, Phó Tổng giám đốc EVN, cho biết, chỉ cần một phép tính đơn giản để so sánh, giá bán điện đầu ra khoảng 1.000 đồng/kWh trong khi giá dầu khoảng 15.000 đồng/lít (sản xuất được gần 5kWh điện) thì sẽ biết ngay lỗ lãi bao nhiêu.

Theo ông An, giá điện khởi điểm hiện nay vẫn chỉ là 550 đồng/kWh, không đủ mua mớ rau thì làm sao ngành điện có lãi, có tích lũy để đầu tư cho nguồn điện mới. Vì thế, từ năm 1997 đến nay, không có nhà đầu tư nước ngoài nào đầu tư vào ngành điện chỉ vì giá điện quá thấp. Chỉ có một số dự án BOT gần đây có tiến bộ do nhà đầu tư nhận thấy chủ trương sẽ thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường. Hiện các bộ ngành liên quan đang xây dựng phương án thị trường hóa giá điện nhưng việc này cũng phải được tính toán kỹ lưỡng, phải dựa trên kịch bản năm sau, vì còn phải tính cho cả nền kinh tế.

Đặc biệt, đối với mặt hàng xăng dầu, trong cuộc họp mới đây với các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết: “Vì tham gia bình ổn thị trường nên chưa khi nào, kinh doanh xăng dầu có lãi cả. Tùy từng thời điểm, chúng ta có cảm giác DN có lãi, nhưng kỳ thực, chỉ đủ bù lúc lỗ một chút.”. Trước năm 2010, mỗi năm Nhà nước phải bù giá cho người tiêu dùng xăng dầu thông qua các DN kinh doanh xăng dầu hàng chục tỷ đồng.

Năm 2010 được coi là năm đầu tiên thực hiện cơ chế giá thị trường mặt hàng xăng dầu. Nhà nước từng tuyên bố không bù lỗ kinh doanh xăng dầu nữa, nhưng bù lại, DN được quyền tự quyết định giá theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP. Nhiều DN kinh doanh xăng dầu đã khấp khởi mừng vì thực hiện Nghị định 84 sẽ thoát khỏi cơ chế xin cho lâu nay, thoát khỏi cảnh năm nào cũng lỗ và xin bù lỗ, không có tiền để trích lập quỹ để đầu tư cho hệ thống kinh doanh. Nhưng chỉ đúng sau 2 tháng đầu năm thực hiện Nghị định 84, DN được quyền tự quyết định giá xăng dầu đã bị phản ứng dữ dội. Từ tháng 3/2010 đến nay, hầu hết những lần điều chỉnh giá lại do Cục Quản lý Giá- Bộ Tài chính quyết định. Nhất là từ đầu tháng 9/2010, khi CPI liên tục tăng cao thì mặt hàng này buộc phải giữ giá cho tới hết quý I năm 2011. Tính đến thời điểm giữa tháng 12, mỗi lít xăng dầu bán ra lỗ khoảng 2.000- 3.000 đồng. Vậy là năm đầu tiên ý tưởng thị trường hóa kinh doanh xăng dầu bị bế tắc đáng thất vọng.

Ông Vương Thái Dũng- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)- bức xúc: Báo cáo của Chính phủ cũng nói, trong năm 2010, giá xăng dầu thế giới đã tăng lên 30- 35% so với thời điểm đầu năm, nhưng giá trong nước gần như đứng nguyên. Vì thế, DN càng bán càng lỗ. Chưa thể thống kê số lỗ kinh doanh xăng dầu trong năm nay, nhưng chỉ riêng việc điều chỉnh tỉ giá ngoại tệ trong tháng 8/2010, Petrolimex đã lỗ gần 400 tỷ đồng, chưa kể từ nay đến hết năm 2010. Vì hiện nay, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và tỉ giá liên ngân hàng rất lớn. Nếu sắp tới Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỉ giá, thì “quả bom” lỗ hàng trăm tỷ đồng nữa do chênh lệch tỉ giá lại rơi vào DN chúng tôi. Thời điểm này, kinh doanh xăng dầu đang lỗ trên 2.000 đồng/lít. Trong khi năm nay Nhà nước tuyên bố không còn bù lỗ kinh doanh xăng dầu nữa thì không biết trông chờ vào đâu, chúng tôi như người “chân không tới đất, đầu không đến trời”, ai sẽ phải gánh chịu lỗ đó cho DN? Hiện nay khi chúng ta đang tập trung bình ổn giá thì đề cao vai trò của các DN nhà nước, thậm chí được khen là làm đúng “vai trò đầu tàu, vai trò chủ đạo…”. Nhưng mai mốt nếu đánh giá hiệu quả DN thì chưa biết chừng chúng tôi lại là người có tội. Khi đó, người ta sẽ đặt câu hỏi, tại sao vốn chủ sở hữu của anh ngần này mà tỉ suất lợi nhuận chỉ có vậy. Tôi khẳng định, nếu đánh giá hiệu quả DN, bổ sẻ ra các tập đoàn, tổng công ty nhà nước gánh nặng vai trò bình ổn thị trường thì “chết” đầu tiên. Ví dụ họ sẽ đặt câu hỏi: tại sao Nghị định 84 cho phép anh quyết định giá bán xăng dầu mà sao anh không làm, lại để bị lỗ, họ đâu có tính đến văn bản của Chính phủ hay Cục Quản lý giá Bộ Tài chính buộc DN không được tăng giá. Vì đối với kiểm toán, đầu tiên là DN phải làm đúng luật. Những khó khăn đó DN không thể chia sẻ, làm DN rơi vào tình thế dở khóc dở cười”- ông Dũng nói.

Dù chưa đến mức bức xúc như các “ông lớn” điện, than hay xăng dầu, nhưng Tổng công ty Thép Việt Nam (Vnsteel) cũng chịu áp lực bình ổn giá trong nhiều năm qua. Ông Đậu Văn Hùng- Tổng giám đốc Vnsteel- từng nhiều lần than vãn: Tổng công ty không còn vốn để đầu tư vì năm nào cũng phải lo nhiệm vụ bình ổn giá (bán giá thấp hơn thị trường) nên lỗ rất nặng. Theo ông Hùng, Nhà nước nên xác định, các DNNN tham gia bình ổn giá đến mức nào là đủ, chứ không thể lẫn lộn nhiệm vụ kinh doanh với nhiệm vụ chính trị để ảnh hưởng đến hoạt động của DN.

Trong hội nghị giao ban trực tuyến về bình ổn giá do Chính phủ tổ chức mới đây, ông Lê Phú Hưng, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam cho biết, từ năm 2005 - 2008, do tham gia nhiệm vụ bình ổn giá, mỗi năm tổng công ty này bị giảm lãi hàng trăm tỷ đồng do phải giữ giá thép thấp hơn giá thị trường và mua dự trữ lượng phôi thép nguyên liệu quá lớn.

Phần 2- Người đáng hưởng, không được hưởng
Xuân Phú- Thanh Hương

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội