PLX và con đường phát triển bền vững

Bối cảnh ngành
xăng dầu năm 2021

Năm 2021, nền kinh tế thế giới tiếp tục hồi phục bởi vắc xin được triển khai rộng, nhiều nền kinh tế dần mở cửa trở lại, các gói kích thích kinh tế lớn được tung ra. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 với các biến thể virus mới vẫn tiếp tục cản trở sự hồi phục và có những thời điểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhìn chung, xu hướng giá dầu năm 2021 là đi lên nhưng vẫn có những đợt sụt giảm khá mạnh vì rơi vào những giai đoạn được xem là đỉnh điểm của dịch và khi có sự xuất hiện của các loại biến thể mới: xu hướng gia tăng chuỗi lây nhiễm mạnh mẽ từ Mỹ, mở rộng sang các nước châu Âu và rồi mở rộng sang châu Á vào tháng 3 - 4/2021; sự xuất hiện của biến thể Delta vào tháng 7 - 8/2021; sự xuất của biến thể Omicron vào tháng 11- 12/2021. Những thời điểm này, nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, rất nhiều quốc gia áp lệnh phong tỏa mạnh mẽ, hạn chế sự ra đường của người dân, kéo theo nhu cầu sử dụng xăng dầu của các hệ thống giao thông vận tải, đi lại giảm xuống đáng kể.

Năm 2021 được xem là năm đỉnh điểm Việt Nam chịu tác động và ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 từ khi bùng phát đến nay. Nền kinh tế trải qua một năm gồng mình chống chọi với đại dịch, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ hoặc buộc phải linh hoạt chuyển đổi hình thức vận hành để thích nghi và đảm bảo sự hoạt động ổn định. Trước diễn biến phức tạp của đại dịch trong năm 2021, mặc dù nhiều doanh nghiệp ngưng hoạt động để đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như duy trì sản xuất kinh doanh về sau này. Thế nhưng, với vai trò là một Tập đoàn lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Petrolimex vẫn nỗ lực đảm bảo tốt nhất nguồn cung để các hoạt động cần thiết không bị gián đoạn và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu thực tiễn của cộng đồng.

Luật Bảo vệ Môi trường 2020 hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Năm 2021, Bộ Tài nguyên Môi trường đang xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Petrolimex tăng cường rà soát hệ thống, do vậy Petrolimex tăng cường rà soát hệ thống bảo vệ môi trường tại các đơn vị đảm bảo tuân thủ pháp luật và hạn chế các tác động đến môi trường theo Quy chế BVMT của Tập đoàn trong thời gian chờ hướng dẫn của các cơ quan chức năng.

chiến lược phát triển bền vững

Nhiệm vụ trọng tâm

Năm 2021 là năm đầu tiên Petrolimex thực hiện kế hoạch SXKD giai đoạn 2021 - 2025. Trên cơ sở đánh giá, dự báo tình hình kinh tế năm 2022 nói chung và tình hình SXKD xăng dầu nói riêng, Petrolimex đặt ra 3 nhiệm vụ trọng tâm cho mục tiêu phát triển bền vững như sau:

Chiến lược phát triển bền vững trung và dài hạn

Để thực hiện sứ mệnh mới “Nâng cao giá trị cho cổ đông, mang lại lợi ích cho người lao động, cộng đồng; nâng cao giá trị cuộc sống; góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước”, Petrolimex sẽ nỗ lực trở thành Tập đoàn số 1 tại Việt Nam về kinh doanh sản phẩm năng lượng sạch, thân thiện với môi trường vào năm 2030, đến năm 2045 sẽ đạt 100% tỷ trọng năng lượng sạch và thân thiện với môi trường.

Chiến lược sản phẩm xanh - sạch hướng tới phát triển bền vững

Những nguồn năng lượng mới, thân thiện với môi trường sẽ dần thay thế những nguồn nhiên liệu không tái tạo. Nắm bắt xu thế trên, Petrolimex sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác tập đoàn kinh nghiệm trên thế giới nghiên cứu, phát triển và mang tới khách hàng những sản phẩm mới hơn, tân tiến hơn và phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Qua đó, góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí, xây dựng một nền kinh tế Xanh trong tương lai.

Khí thiên nhiên hóa lỏng LNG - là loại khí của nền Công nghiệp sạch mà cả thế giới đang hướng đến. Theo các nghiên cứu, hiện nay LNG là loại khí có ít chất thải nhất sau khi đốt, đa phần là chất thải sạch. Vì vậy, tất cả các quốc gia đều hướng tới sử dụng LNG như một nguồn năng lượng thay thế cho hiện tại và tương lai.

Petrolimex không ngừng củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác có nhiều kinh nghiệm, như đối tác chiến lược JXTG hay các tập đoàn năng lượng khác trên thế giới để cùng nghiên cứu các cơ hội đầu tư, khai thác, phát triển các sản phẩm năng lượng mới. Tiếp tục triển khai các thủ tục cần thiết để phối hợp cùng EVN trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án LNG tại Mỹ Giang, Khánh Hòa.

Tại Hội nghị COP26 diễn ra vào tháng 11/2011 tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, đại diện Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định: “Việt Nam là một nước có lợi thế về năng lượng tái tạo sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước đang phát triển kể cả tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó thực hiện các cơ chế theo “Thỏa thuận Pari”, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050”. Để đạt đến phát thải ròng bằng 0, cần phải dừng tất cả quá trình mở rộng than đá và khí đốt. Điều quan trọng là phải thay thế tất cả việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch càng nhanh càng tốt, đáp ứng tất cả nhu cầu năng lượng bằng năng lượng tái tạo.

Ngày 15/12/2018, Petrolimex đã hoàn thành thay thế toàn bộ sản phẩm RON92 bằng E5, trước thời hạn quy định của Chính phủ 15 ngày.

Xăng E5 là loại xăng sinh học, gồm hỗn hợp của xăng truyền thống và cồn sinh học (bioethanol). Khi đốt cháy có mức khí thải độc hại thấp hơn hẳn so với xăng RON95 chưng cất từ nhiên liệu hóa thạch. Hàm lượng oxy cao hơn xăng khoáng nên giúp quá trình cháy trong động cơ diễn ra triệt để hơn, tăng công suất, giảm tiêu hao nhiêu liệu.

Bên cạnh sản phẩm xăng E5 A92 đang kinh doanh hiện nay, dòng sản phẩm sinh học có thể gia tăng sự hiện diện trên hệ thống phân phối của Petrolimex, bao gồm ethanol và diesel sinh học. Nguyên liệu cây trồng được sử dụng để sản xuất ethanol và diesel sinh học sẽ hấp thụ lượng CO2 thải ra trong quá trình đốt cháy. Kết quả là nhiên liệu sinh học có thể cải thiện chất lượng không khí bằng cách giảm lượng chất ô nhiễm xâm nhập vào khí quyển.

Sau E5, xăng E10 tới E85 cho dòng xăng A92, xăng A95 sẽ được phát triển theo lộ trình mà Chính phủ đã đề ra. Tuy nhiên, thách thức đối với sản xuất ethanol là tiêu tốn nhiều năng lượng, các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt trong quá trình này và tác động tiêu cực đến giá lương thực. Hiện nay, việc sản xuất E100 trong nước còn hạn chế và chi phí thậm chí cao hơn ethanol nhập khẩu

Việc triển khai kinh doanh xăng RON 95-V được thực hiện theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 49), trong đó quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới phải áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5 từ 01/01/2022.

Theo dự thảo mới nhất của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 1:2021/BKHCN, xăng RON 95-V có yêu cầu kỹ thuật cao hơn (quy định ngưỡng giới hạn thấp hơn) nhiều so với sản phẩm xăng RON 95-III hiện có mặt trên thị trường; cụ thể là đối với những chỉ tiêu chất lượng liên quan tới sức khỏe, môi trường và hoạt động của động cơ. Việc quy định ngưỡng giới hạn thấp hơn đối với những chỉ tiêu này sẽ giúp cho quá trình đốt của động cơ sản sinh ra ít hơn hàm lượng các hợp chất có hại; góp phần giảm thiểu khí thải độc hại và khói bụi ảnh hưởng tới sức khỏe, môi trường, đồng thời kéo dài tuổi thọ của động cơ.

Để chuẩn bị kinh doanh sản phẩm mới cao cấp này, ngay từ đầu năm 2021 Petrolimex đã xây dựng kế hoạch kinh doanh từ nguồn nhập khẩu đến quá trình lưu trữ và vận chuyển đến các điểm bán lẻ. Cũng như khi kinh doanh sản phẩm Điêzen 0,001S - V (DO -V) đã được Petrolimex tiên phong thực hiện từ đầu năm 2018, xăng RON 95-V cũng phải tuân thủ những quy trình hết sức ngặt nghèo về kiểm soát để chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo từ lúc nhập khẩu đến khi cung cấp đến khách hàng.

Từ đầu năm 2018, Petrolimex đã triển khai đưa mặt hàng Điêzen Euro 5 (DO 0,001S tiêu chuẩn Euro V) ra thị trường cả nước trước 15 ngày so với quy định của Chính phủ. Đây là nhiên liệu Điêzen có mức chất lượng cao nhất tại thị trường Việt Nam. Đây là loại nhiên liệu Điêzen cao cấp phổ biến nhất hiện nay với các chỉ tiêu chất lượng cao gấp nhiều lần điêzen thông dụng trong nước. Đặc biệt, các chỉ tiêu về độ sạch, hàm lượng chất có hại khi phát thải ra môi trường giảm tới 50 lần so với nhiên liệu thông dụng.

Do hàm lượng lưu huỳnh được kiểm soát ở mức rất thấp (10 ppm S) nên lượng khí thải SOx (là một khí thải gây ô nhiễm sau quá trình cháy trong động cơ điêzen) phát ra khi sử dụng nhiên liệu DO 0,001S-V thấp hơn nhiều so với khi sử dụng các loại nhiên liệu DO-II (500 ppm S), DO-III (350 ppm S) và DO-IV (50 ppm S).

Ngoài khí thải SOx thì việc sử dụng nhiên liệu DO 0,001S-V sẽ góp phần làm giảm đáng kể các loại khí thải khác phát ra từ động cơ như HC, NOx, PM.

Dầu diesel sinh học là một sản phẩm phụ của các nguồn tài nguyên có thể phân hủy sinh học, không độc hại như dầu thực vật, mỡ động vật và thậm chí là dầu mỡ tái chế của nhà hàng, nó đặc biệt sạch và có thể tái tạo. Dầu diesel sinh học có nhiều loại hỗn hợp (ví dụ: B5 là 5% dầu diesel sinh học và 95% dầu diesel tiêu chuẩn) và ở dạng nguyên chất (B100).

Mạng lưới phân phối diesel sinh học còn thiếu do sản lượng hạn chế, khiến cho diesel sinh học, đặc biệt ở dạng nguyên chất, có thể đắt hơn diesel thông thường. Hơn hết, dầu diesel sinh học có hàm lượng năng lượng ít hơn 10%, có nghĩa là xe chạy bằng dầu diesel sinh học đòi hỏi nhiều nhiên liệu hơn so với xe chạy bằng động cơ diesel tiêu chuẩn. Rào cản lớn nhất khi triển khai loại năng lượng này đó là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất chưa ổn định.

Theo Hiệp hội Hàng hải quốc tế (IMO) quy định từ 01/01/2020, hàm lượng lưu huỳnh của nhiên liệu hàng hải phải nhỏ hơn 0,5% khối lượng (Điều 14, phụ lục VI - Công ước Marpol).

Tại Việt Nam, tuân thủ công ước này, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BGTVT, Quy chuẩn số 26/2018 ngày 01/03/2019 về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm của tàu biển, nêu rõ toàn bộ tàu thuyền Việt Nam phải sử dụng các nhiên liệu hàng hải có hàm lượng lưu huỳnh nhỏ hơn 0,5% khối lượng từ 01/01/2020.

Nhằm bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu từ tháng 11/2019 Petrolimex đã nhập thử nghiệm các lô hàng có hàm lượng lưu huỳnh tối đa 0,5% khối lượng. Và 01/01/2020, Petrolimex đã chính thức cung cấp nhiên liệu FO 180 - 0,5S và FO 380 - 0,5S (hàm lượng lưu huỳnh tối đa 0,5% khối lượng) cho thị trường nhiên liệu hàng hải

Những nguồn năng lượng mới, thân thiện với môi trường sẽ dần thay thế những nguồn nhiên liệu không tái tạo. Nắm bắt xu thế trên, Petrolimex sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác tập đoàn kinh nghiệm trên thế giới nghiên cứu, phát triển và mang tới khách hàng những sản phẩm mới hơn, tân tiến hơn và phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Qua đó, góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí, xây dựng một nền kinh tế Xanh trong tương lai.

Trên nền tảng kinh doanh bán lẻ nhiên liệu, Petrolimex sẽ tham gia vào phân khúc cơ sở hạ tầng năng lượng cho xe điện. Đó chính là các trạm sạc hoặc thay pin. Các trạm này cần được phát triển có lộ trình, phù hợp với mức độ sử dụng xe điện

Mục tiêu đã đề ra

Petrolimex xác định con đường Phát triển bền vững trong tương lai sẽ phải trải qua một giai đoạn khó khăn và nhiều thử thách hơn khi Tập đoàn bị tác động bởi nhiều yếu tố không còn thuận lợi như giai đoạn trước, cạnh tranh sẽ quyết liệt hơn, cùng với tác động của dịch Covid-19, thiên tai hạn hán bất thường

Quản trị rủi ro hướng tới phát triển bền vững

Quản trị rủi ro trong bối cảnh Covid-19 và trạng thái bình thường mới

Năm 2021, chứng kiến sự lây lan liên tục trên diện rộng của vi rút Covid-19. Mặc dù các đợt tiêm chủng toàn cầu đã làm giảm bớt ảnh hưởng của đại dịch, tuy nhiên sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu còn mờ nhạt và không đồng đều dẫn đến một bối cảnh toàn cầu phức tạp và đầy biến động. Sự phục hồi chậm chạp của ngành hàng không cộng với thị trường dầu biến động (giá dầu tăng từ 50,67 USD/thùng hồi đầu năm lên 85,99 USD/thùng vào tháng 10 và chốt năm quanh mức 75 USD/thùng) càng tạo thêm nhiều thách thức đối với hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro và tăng trưởng của Petrolimex.

Tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và lây lan nhanh chóng đã buộc chính quyền phải áp dụng một loạt các biện pháp cực đoan như đóng cửa, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại trên toàn quốc. Nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch đã ảnh hưởng đến tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, khiến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước sụt giảm, đặc biệt là giai đoạn Quý 2 và Quý 3. Những yếu tố này cũng góp phần khiến cho môi trường kinh doanh Việt Nam nói chung và lĩnh vực kinh doanh xăng dầu nói riêng trở nên vô cùng biến động và phức tạp.

Để vượt qua giai đoạn đầy thách thức và biến đổi nhanh chóng này, Petrolimex dựa vào khung Quản trị rủi ro và các hệ thống báo cáo để nhận diện, đánh giá, đo lường các rủi ro khác nhau nhằm giảm thiểu và quản lý hiệu quả rủi ro mà Tập đoàn phải đối mặt, đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững. Ban Điều hành của Tập đoàn đã theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch, điều chỉnh chiến lược kinh doanh kịp thời, điều hành linh hoạt kế hoạch nhập tạo nguồn nhằm thích ứng với biến động khó lường của nhu cầu thị trường, ưu tiên đảm bảo không để gián đoạn nguồn hàng và hoạt động kinh doanh.

  • Rủi ro giá dầu và Rủi ro hàng tồn kho
  • Rủi ro quản lý chất lượng xăng dầu
  • Rủi ro về chính sách thuế
  • Rủi ro không nhận diện được thay đổi của thị trường trong nước
  • Rủi ro an toàn cháy nổ, an toàn môi trường và an toàn VSLĐ
Kiến tạo giá trị bền vững

Một số thành tựu phát triển bền vững năm 2021

Tổng doanh thu

0Tỷ
đồng

Tổng tài sản

0Tỷ
đồng

Hỗ trợ an sinh xã hội

0Tỷ
đồng

Nộp ngân sách nhà nước

0Tỷ
đồng

Lợi nhuận trước thuế

0Tỷ
đồng

Lợi nhuận sau thuế

0Tỷ
đồng

Chi trả cổ tức

0 %

Tổng chi phí đào tạo

0Triệu
đồng

Vốn chủ sở hữu

0Tỷ
đồng

Hỗ trợ phòng chống Covid-19

0Tỷ
đồng

Tạo công ăn việc làm (khối KD xăng dầu)

0Người

Tổng số lượt đào tạo

0Lượt
nội dung tiếp theo

Các vấn đề trọng yếu