“Huyết mạch” xăng dầu nơi đại ngàn- Kỳ 3

Thanh Hương – Nguyễn Hải

05:41 CH @ Thứ Sáu - 29 Tháng Ba, 2013

Hai công ty xăng dầu Petrolimex tại Tây Nguyên vấp phải không ít khó khăn trong kinh doanh. Mà nghịch lý là khi kinh doanh xăng dầu lỗ thì Công ty xăng dầu Petrolimex bán được nhiều, nhưng khi có lãi bán rất khó khăn bởi tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khá phổ biến.

CôngThương-Kỳ III: Trong sạch thị trường - phải từ chính sách

Ông Phạm Đình Nguyên- Phó giám đốc Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên- cho biết: Lúc kinh doanh xăng dầu bị lỗ, một số doanh nghiệp đầu mối bán hàng nhỏ giọt cho đại lý, tạo khan hàng ảo để cho các công ty xăng dầu Petrolimex chịu trách nhiệm với thị trường, nhưng khi kinh doanh có lãi, họ sẵn sàng tăng mức hoa hồng nhằm thu hút đại lý khách hàng về phía mình. Trước thực tế trên, Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên đã chủ động đánh giá đại lý, nếu khách hàng không tuân thủ điều khoản trong hợp đồng, công ty sẽ tiến hành thanh lọc đại lý.

Về chính sách bán hàng của Công ty Xăng dầu Bắc Tây Nguyên, ông Võ Huy Trí - Giám đốc Công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên- khẳng định: Công ty không thực hiện phương thức bán hàng qua tổng đại lý.Thứ nhất, điều này xuất phát từ việc xăng dầu là mặt hàng chiến lược.Thứ hai, tổng đại lý mang “thương hiệu” mà không quan tâm thì thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng;ký trực tiếp với đại lý sẽ quản lý được sát sao hơn. Đến nay, công ty đã tiến hành thiết lập hệ thống đại lý chặt chẽ (270 đại lý ở tỉnh Gia Lai, 30 đại lý ở Kon Tum).

Để nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý đại lý tốt, Xăng dầu Bắc Tây Nguyên chú trọng đến việc quản lý chặt hoạt động vận tải, không khuyến khích đại lý tự mua sắm xe bồn, bởi rất dễ xảy ra chuyện đại lý nhập hàng nơi khác. Chính sách chúng tôi dành cho đại lý là nhất quán, không phân biệt giữa các đại lý. “Do đó, không thể có chuyện đại lý của Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tăng giá tùy tiện hay bị hết hàng, kể cả trong lúc khó khăn nhất”- ông Trí chia sẻ.

Nhiều đại lý trên địa bàn Tây Nguyên băn khoăn, hiện nay hoa hồng 400 đồng/lít cho đại lý là quá thấp. “Mức hoa hồng ấy bán dầu thì còn đủ, bán xăng thì lỗ. Riêng hao hụt xăng do lấy từ kho Quy Nhơn (ở nhiệt độ cao) về đến Tây Nguyên (nhiệt độ thấp xăng co lại) đã mất 300- 350 đồng/lít, còn lại làm sao đủ trả lương nhân viên và điện nước…”- một chủ đại lý kêu ca.

Nhiều đại lý phải “bỏ cuộc chơi” do thua lỗ. Để không bị cắt nguồn cung tại những vùng sâu, vùng xa, Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã tiếp nhận lại một số cửa hàng xăng dầu của các đại lý này. Tại huyện Ia Grai (Gia Lai), sau khi một đại lý bỏ 2 cửa hàng xăng dầu do kinh doanh thua lỗ, công ty đã nhanh chóng thuê lại 2 cửa hàng nhằm đảm bảo nguồn cung cho bà con vùng tưới cà phê được liên tục. Anh Nguyễn Văn Long- Trưởng phòng Kinh doanh Xăng dầu Bắc Tây Nguyên- cho biết thêm, tới đây, công ty sẽ tiếp tục tiếp nhận lại 2 cửa hàng của đại lý do thua lỗ trong kinh doanh.

Khi lên khuôn phóng sự này, Bộ Tài chính đã có quyết định điều chỉnh tăng giá xăng dầu, điều chỉnh chi phí theo hướng tiến tới sát với thực tế hình thành giá bán và chi phí lưu thông. Đây là bước đi đúng để làm lành mạnh thị trường xăng dầu từ các chính sách.

Để làm trong sạch thị trường xăng dầu, nhiều ý kiến cho rằng, trước hết phải bắt nguồn từ chính sách quản lý, khi chính sách bất hợp lý sẽ gây tiêu cực, kinh doanh bất bình đẳng. Mà chi phí định mức tính trong giá cơ sở xăng dầu chỉ có 600 đồng/lít duy trì trong nhiều năm nay rất lạc hậu, không đủ chi phí kinh doanh là một ví dụ. Hay khi giá xăng dầu trong nước thấp hơn so với giá các nước xung quanh 2.000- 4.000 đồng như vừa qua cũng làm gia tăng tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội