11 tập đoàn, tổng công ty cam kết tiêu thụ sản phẩm của nhau

Thanh Hương

11:59 CH @ Thứ Ba - 09 Tháng Mười, 2012

Chiều nay (9/10/2012), tại Hà Nội, Bộ Công Thương do Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chủ trì đã tổ chức lễ ký kết của 11/16 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ Công Thương thỏa thuận mua bán sử dụng sản phẩm của nhau với mục đích hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và góp phần đẩy nhanh tiêu thụ hàng tồn kho.

CôngThương -11 tập đoàn, tổng công ty đã “bắt tay” ký kết tiêu thụ sản phẩm là: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Dệt may Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tổng công ty Giấy Việt Nam; Tổng công ty Thép Việt Nam; Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam; Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn và Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Hà Nội.

Theo Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm 2012, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương cũng như các doanh nghiệp trong cả nước, gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng cao. Cụ thể, tính đến cuối tháng 9/2012 ước tính lượng hàng tồn kho khoảng 8,9 triệu tấn; chỉ số tồn kho của sản xuất sắt, thép và gang tăng 40,6% so với cùng kỳ, nhiều nhà máy sản xuất cầm chừng với công suất từ 30-45%; chỉ số tồn kho của nhóm may trang phục, phân bón và hợp chất nitơ, sản phẩm khác từ plastic, pin ắc quy, dây điện và cáp điện, mô tô xe máy, sản xuất xe có động cơ… tăng trên 20%...

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá cao sáng kiến tổ chức lễ ký

Ông Hoàng Quốc Vượng- Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực VN.

Ông Bùi Ngọc Bảo- Chủ tịch HĐQT và ông Trần Văn Thịnh- Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu VN

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, giải phóng hàng tồn kho, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Trong đó, tại Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 17/8/2012 của Bộ Công Thương, Lãnh đạo Bộ Công Thương đã giao nhiệm vụ cho Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình hành động Bộ Công Thương hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Lễ ký kết Thỏa thuận ưu tiên sử dụng sản phẩm của nhau giữa các Tập đoàn, tổng công ty thuộc Bộ Công Thương.

Ông Võ Văn Quyền- Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương, đơn vị chủ trì tổ chức lễ ký kết- cho biết: Qua tìm hiểu, nhu cầu mua sắm, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa hàng năm của các đơn vị là rất lớn, đa dạng. Như Tập đoàn điện lực Việt Nam có nhu cầu mua than, điện, nhiên liệu, thiết bị điện và nhu cầu tiêu thụ điện, máy biến áp, thiết bị điện, dây cáp điện; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có nhu cầu mua than, giấy các loại, quần áo bảo hộ lao động và tiêu thụ săm lốp ô tô, xe máy, máy kéo các loại, hóa chất các loại, que hàn, phân bón; Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam có nhu cầu mua nhiên liệu, điện năng, các thiết bị an toàn điện, đo đếm điện, vải nguyên liệu bảo hộ lao độngvà nhu cầu tiêu thụ than, dầu bôi trơn, các phương tiện vận tải thủy, bộ (sà lan, xe tải, xe cẩu..); Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có nhu cầu mua xăng dầu các loại, bảo hộ lao độngvà nhu cầu tiêu thụ xăng dầu các loại, dầu bôi trơn, sơn các loại; Tập đoàn Dệt may Việt Nam có nhu cầu mua than, giấy, hóa chất và có nhu cầu bán các sản phẩm may mặc đồng phục, bảo hộ lao động.. nên sau một thời gian làm việc khẩn trương, Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình hành động Bộ Công Thương hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng với các đơn vị có liên quan đã tập hợp đề xuất, trao đổi, trên cơ sở đó tổng hợp bước đầu nhu cầu mua sắm, cung ứng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp phục vụ cho Lễ ký ngày hôm nay.

Vụ Thị trường trong nước đã tích cực triển khai công việc, phối hợp với các cục, vụ có liên quan gửi văn bản tới các doanh nghiệp đề nghị nêu rõ cơ cấu số lượng hàng hóa dịch vụ cần và muốn bán, dự kiến bán cho ai… "Hàng hóa đưa vào danh mục trao đổi giữa các doanh nghiệp phải có tính cạnh tranh, chứ không phải tổ chức ký kết để ép doanh nghiệp buộc phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhau"- ông Quyền nêu rõ.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đánh giá cao sáng kiến tổ chức ký kết hôm nay và nhấn mạnh, bên cạnh nhóm giải pháp Chính Phủ ban hành thì cần đưa ra những giải pháp riêng cho từng doanh nghiệp nhằm giảm tối đa lượng hàng tồn kho và phát huy lợi thế của nhau. "Sau khi ký kết thì việc triển khai thực hiện mới là quan trọng nhất, qua đó từng bước ủng hộ cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đây cũng chính là mục đích mà Bộ kiến nghị với Chính Phủ nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho sản xuất phát triển và từng bước giảm nhập khẩu."- Bộ trưởng nói.

Một số hình ảnh các doanh nghiệp thực hiện ký kết:

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng và Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chứng kiến lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty ký kết

Ký kết song phương giữa Tập đoàn Xăng dầu VN và Tập đoàn Dệt May VN

Lãnh đạo Tổng công Thép Việt Nam và Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam ký kết song phương

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX)

Cam kết nỗ lực không ngừng để tiến xa hơn trên con đường phát triển và đưa cuộc sống của người Việt Nam cùng toàn thể người lao động Petrolimex lên tầm cao mới trong tương lai

Công ty kinh doanh Xăng dầu

Trong nước

Nước ngoài

Nhiên liệu hàng không

Kho ngoại quan xăng dầu

Tổng Công ty

Tổ chức chính trị và xã hội